Plato: Cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm học thuyết triết học Plato

Plato là nhà triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại với tác phẩm khám phá công lý, vẻ đẹp, bình đẳng và thảo luận về mỹ học, triết học, thần học, vũ trụ học.
Plato: Cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm học thuyết triết học Plato

Hinh anh nha triet hoc Plato

Plato

Nhà triết học vĩ đại (427 - 347 TCN)

Plato là ai?

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng triết học phương Tây. Ông là học trò của Socrates (khoảng 469-399 TCN), nhà triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại và là thầy của Aristotle (384-322 TCN), nhà triết học siêu hình Hy Lạp cổ đại. Các tác phẩm của ông khám phá công lý, vẻ đẹp và bình đẳng, và cũng bao gồm các cuộc thảo luận về mỹ học, triết học chính trị, thần học, vũ trụ học, nhận thức luận và triết học ngôn ngữ. Plato thành lập Học viện ở Athens, một trong những học viện đầu tiên ở thế giới phương Tây.

Hinh anh nha triet hoc Plato 1

Cuộc đời và sự nghiệp của Plato

Do thiếu các tài liệu còn sót lại, người ta biết rất ít về cuộc đời và giáo dục ban đầu của Plato, phần lớn cuộc đời của Plato đã được các học giả xây dựng thông qua các tác phẩm của ông và các tác phẩm của những người đương thời và các sử gia cổ điển. Plato thuộc một gia đình quý tộc và có thế lực, mẹ là con gái của gia đình danh giá. Từ nhỏ, Plato đã được giáo dục rất kỹ lưỡng. Tên chính của ông là Aristockles, sau được thầy dạy thể dục thấy cậu học trò có trán lồi mới đặt tên là Plato. Bố Plato chết khi ông còn nhỏ, mẹ tái giá lấy bạn của chồng.

Khi còn là một chàng trai trẻ, Plato đã trải qua hai sự kiện lớn đặt ra con đường của ông trong cuộc đời. Một là ông gặp nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Socrates. Phương pháp đối thoại và tranh luận của Socrates đã gây ấn tượng mạnh với Plato đến nỗi ông sớm trở thành một cộng sự thân thiết và dành cả cuộc đời cho câu hỏi về đức hạnh và sự hình thành một nhân cách cao quý. Sự kiện quan trọng khác là Chiến tranh Peloponnesian giữa Athens và Sparta, trong đó Plato tham gia cuộc chiến tranh này. Ông tận mắt chứng kiến sự suy bại và bất lực của chế độ dân chủ Athènes. Ông chú tâm nghiên cứu triết học, văn học. Hai mươi tuổi đã trở thành học trò của Socrates. Ông luôn kính trọng tư tưởng và nhân cách của người thầy giáo của mình.

Trong thời kỳ cai trị độc đoán, cậu và anh họ của Plato là hai kẻ cai trị đã đề nghị Plato tham gia chính quyền, song ông cự tuyệt. Sau khi chế độ dân chủ phục hồi, bọn thống trị đã xử tử Socrates bằng thuốc độc. Ông vô cùng thất vọng đối với chính thể hiện tại. Vì vậy, ông quyết tâm thay đổi kẻ thống trị bằng triết học, từ đó có thể cải tạo quốc gia.

Ông đến đảo Sicilia ba lần với ý chí thành lập chính thể mới. Năm 388 TCN, lần đầu tiên đến đảo Sicilia, ông chọc tức Dionysius I vua xứ Syracure. Ông bị bắt làm nô lệ và đưa ra chợ bán đấu giá, may được Anicli nhà triết học phái Cylanica chuộc về. Năm 367 TCN, vua Dionysius I qua đời. Plato nhận lời mời đến đảo Sicilia để dạy vua Dionysius II. Ông kết bạn với Dion, cậu của vua Dionysius II. Sau khi Dion nổi loạn chống lại Dionysius II, ông bị đuổi khỏi Sicilia. Plato trở lại Athens. Năm 361 TCN vua Dionysius II mời ông đến đảo Sicilia giảng triết học. Ông thi hành cải cách nhưng không được chấp nhận và bị đi đầy. Năm 360 TCN, ông trở về Athens tiếp tục giảng dạy triết học. Trường học của ông trong công viên rợp bóng mát có tên là Academy, vì bên cạnh công viên là quảng trường Academus – vị anh hùng dân tộc Hy Lạp.

Năm 357 TCN, Dion lên ngôi ở Suracu, nhưng không lâu sau thì bị ám sát. Lý tưởng cải cách chính trị của Plato hoàn toàn tan vỡ. Sự nghiệp chính trị của ông nhiều lần thất bại song sự nghiệp triết học lại thành công rực rỡ. Trường của Plato là trường đại học sớm nhất phương Tây. Trên các công trình kiến trúc của nhà trường có viết câu:” Không biết hình học xin đừng vào”. Phương pháp giảng dạy của Plato là phương pháp đối thoại (hỏi – đáp) của Socrates.

Những quan niệm, học thuyết Triết học Plato

Toán học thường dạy cho học trò quan sát các số, quan sát ý niệm. Việc quan sát những ý niệm, những khái niệm tách rời sự vật không phải là chuyện dễ. Ngay chính bản thân Plato cũng không thể suy nghĩ tách rời những hình tượng nhìn thấy và sờ thấy được. Học trò phải học bốn khoa học: Toán học, thiên văn học, âm nhạc và phép biện chứng. Plato luôn xem các môn sinh là những người kế tục sự nghiệp của mình.. Ông giảng giải cho họ về thần sáng tạo đã tạo ra thế giới và chỉ nó có tinh thần. Thế giới giống như một sinh vật được phú cả tinh thần lẫn trí lực.

Quan niệm của Platon về ý niệm tồn tại, về vật chất không tồn tại, về sự vật cảm tính, về những con số… Các ý niệm theo cách hiểu của Platon đó là các khái niệm, tri thức đã được khách quan hóa. Dưới con mắt của Platon bản thân vật chất nói chung cũng tồn tại vĩnh viễn và không phải do thế giới ý niệm sản sinh ra, mặc dù nó không phải là cái gì cả nhưng nó vẩn cần thiết. Chính các ý niệm về vật chất là cơ sở tạo nên sự vật trong thế giới chúng ta. Tóm lại, trong quan niệm về thế giới, Platon theo lập trường duy tâm khách quan, coi mọi sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm, là cái bóng của ý niệm.

Mỗi ngôi sao, mỗi hành tinh đều có tinh thần. Mặt trời, mặt trăng, các vì sao đều là những vị thần nhìn thấy được. Chúng chuyển động vì chúng sống, chúng có tinh thần. Cây cỏ và động vật cũng có tinh thần. Đấng sáng tạo là toàn thiện và tuyệt mỹ bởi vậy đã tạo ra thế giới tuyệt mỹ. Plato cho rằng, cái thế giới mà chúng ta nhìn thấy chỉ là cái bóng của thế giới tinh thần tuyệt mỹ.

Theo Platon sự khác nhau giữa các vật thể là do sự khác nhau về quan hệ toán học, do những con số quyết định. Những con số thần bí chi phối toàn bộ học thuyết về vũ trụ. Platon cho rằng thế giới có linh hồn, linh hồn của thế giới do thần thánh tạo ra. Ông chia ra thành 2 loại linh hồn thế giới là linh hồn của thế giới cái thiện có trật tự và linh hồn của cái ác, vô trật tự.

Platon cho rằng vũ trụ hình cầu là duy nhất, hữu hạn, trung tâm của vũ trụ là quả đất, chung quanh quả đất là các hành tinh, các tinh tú, chúng vận động quay nhờ linh hồn của chúng.

Ông là người đầu tiên tách rời tinh thần và thể xác, trong con người có hai phần là phần thể xác và phần linh hồn. Phần linh hồn được xem như là một thực thể độc lập, không phụ thuộc vào thể xác, hơn thế nữa nó còn chi phối thể xác. Linh hồn làm cho thể xác hoạt động, limh hồn điều khiển thể xác. Linh hồn tồn tại độc lập với thể xác con người, linh hồn bất tử, ý niệm tồn tại bất biến và vĩnh hằng, linh hồn thuộc thế giới ý niệm nên linh hồn bất tử.

Platon không chỉ tách rời mà còn đối lập linh hồn với thể xác trong con người, ông coi thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Thể xác con người theo Platon được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí, do vậy không thể bất diệt còn linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ gồm 3 phần: Lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính trong đó phần lý tính thì bất diệt còn 2 phần sau thì chết cùng thể xác.

Bản thân số lượng linh hồn không thay đổi bởi chúng được tạo ra bởi Thượng đế, bởi linh hồn vũ trụ cách đây đã lâu. Sau khi được tạo ra mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời và sau đó chúng dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác tạo nên con người. khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi quá khứ. Vì thế nhận thức con người là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã lãng quên.

Linh hồn của những người sống hiền lành, lương thiện sẽ được lên trời và sẽ được nhận những phần thưởng xứng đáng. Chính vì vậy, mỗi người cần phải cố gắng sống lương thiện.

Đạo đức của Platon được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn, theo Platon linh hồn có 3 bộ phận là lý trí, ý chí và nhục dục. Platon cho rằng lý tính của linh hồn là cơ sở của sự thông thái, ý chí là cơ sở của lòng dũng cảm, chế ngự nhục dục là cơ sở của sự điều độ. Sự thông thái là một đức tính cao nhất, sự kết hợp 3 yếu tố trên dưới sự chỉ đạo của lý tính sẽ tạo ra chính nghĩa là yếu tố thứ tư. Lý tính, ý chí, chế ngự dục vọng và chính nghĩa là bốn yếu tố trong đạo đức học của Platon.

Đạo đức học của Platon hướng con người vào ý niệm tối cao của cái thiện, đó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Platon cho rằng chỉ có số ít người, những chủ nô thượng lưu mới có đời sống đạo đức với những biểu hiện tối cao của nó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Còn quần chúng thường dân chỉ có năng lực đạo đức tiêu cực, đạo đức khuất phục. Platon không coi nô lệ là con người. Với ông đó chỉ là những “Động vật biết nói ” không thể có đạo đức và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp chủ nô quý tộc, đối lập với quần chúng nhân dân.

Như vậy, từ thời đại Plato, trong triết học đã tồn tại cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và cuộc đấu tranh này đã tồn tại mãi đến ngày nay.

Quan niệm về mỹ học của Platon cũng dưa trên học thuyết về ý niệm. Platon cho rằng cái đẹp chân thực là cái đẹp của ý niệm, nó đối lập tuyệt đối với cái đẹp của sự vật cảm tính. Cái đẹp của ý niệm là cái đẹp tuyệt vời, vĩnh viễn, tồn tại ngoài không gian và phi thời gian, nó là bất biến. Cái đẹp của sự vât không tuyệt vời, khả biến và tương đối.

Chỉ có thể cảm nhận cái đẹp của ý niệm bằng lý tính, cái đẹp của ý niệm hoàn toan khac với cái đẹp trong hiện thực khách quan. Ông phê phán quan niệm cho rằng cái đẹp chỉ có trong thực tế như: Người con gái đẹp, bông hoa đẹp, tòa lâu đài đẹp. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng cái đẹp là cái có lợi ích hoặc là cái có khoái cảm do thị giác và thính giác đem lại.

Không có cái đẹp tách rời khỏi chỉnh thể, chủ thể nhận thức cái đẹp là linh hồn bất tử, phương pháp nhận thức là sự hồi tưởng.

Platon cho rằng, nghệ thuật là sự bắt chước, nhưng không phảo bắt chước sự vật mà bắt chước ý niệm. Theo Platon chỉ có nghệ thuật xuất phát từ nguồn cảm hứng do thần thánh tạo ra mới là nghệ thuật cao quý vì nó không phải là sự bắt chước sự vật cảm tính. Đây là một thứ chủ nghĩa thần bí về nghệ thuật.

Trường học của ông tồn tại hơn một nghìn năm, đến năm 529 Hoàng đế La Mã tin theo Cơ đốc giáo ra lệnh đóng cửa trường. Ở đây, Plato ngoài việc dạy triết học còn dạy các môn khoa học tự nhiên như toán, thiên văn, thanh học, thực vật…

Trong bài truy điệu Plato, nhà triết học Aristotle viết:”Đối với một người kỳ diệu như vậy, ngay cả quyền ca ngợi Người, bọn xấu cũng không có. Bọn chúng không đủ tư cách gọi tên Người. Chính là Người, lần đầu tiên dùng ngôn ngữ và hành động chứng minh, người có đức chính là người hạnh phúc. Không ai trong chúng ta có thể so sánh được với Người”.

Plato là một trong những nhân vật có ý nghĩa lịch sử thế giới. Triết học của ông là sáng tạo có giá trị trong lịch sử triết học thế giới. Nó có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tinh thần, tư tưởng, văn hóa của toàn nhân loại.

Cuộc đời của Plato là cuộc đời của một nhà bác học uyên thâm. Nghiên cứu học thuyết miệt mài viết sách và dạy học, ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 35 thiên đối thoại, 13 phong thư và một “tập định nghĩa”. Con đường phát triển của Plato hầu như được trình bày tập trung trong các thiên đối thoại. Hầu hết di sản tư tưởng của Plato đều được bảo tồn đến ngày nay. Đó là trường hợp hiếm có trong lịch sử văn hóa Cổ đại Hy Lạp. Nhà triết học nổi tiếng người Đức W. F. Hegel gọi ông là “người thầy của nhân loại”. Song cũng có người xem ông là “Kẻ tử tù của chủ nghĩa duy vật và khoa học”. Nhưng dẫu sao ông vẫn là “linh hồn của nền văn hóa cổ Hy Lạp”, là tinh anh của thời đại, là người thầy kiệt xuất của nhà triết học vĩ đại Aristotle…

Ông mất năm 347 TCN, hưởng thọ 80 tuổi. Đông đảo môn sinh đã đến viếng và đưa tiễn ông về nơi an nghi cuối cùng. Trong bản “Di chúc” của ông điền mục: “Không được bán hoặc chuyển nhượng trường sở, nhà ở và đất đai của Viện Hàn Lâm”.

Sau này, nhà lịch sử Cổ đại Hy Lạp Diogenes Laertius đã khắc trên mộ của Plato những dòng chữ xúc động:

“Nếu như thần Mặt trời không cho Plato sinh ra ở Hy Lạp, làm sao ông có thể dùng chữ nghĩa cứu chữa tâm linh mọi người ? Giống như Thần Y học Ascléppios, con của thần Mặt trời, cứu chữa cơ thể con người, Plato cứu chữa linh hồn bất tử của mọi người”.

Phương thuốc mà Plato dùng để cứu chữa linh hồn không phải là cái gì khác ngoài hệ thống tư tưởng duy tâm khách quan mà trước hết là học thuyết triết học về thế giới “ý niệm” của ông.

Đăng nhận xét