Bất kỳ một File Excel nào mà bạn tải về từ trên mạng hoặc được chia sẻ từ bạn bè, khi mở chúng trên thiết bị thì bạn sẽ bắt gặp dòng thông báo Security Warning. Điều này có nghĩa là bạn chỉ được phép đọc dữ liệu có trong File và không thể có bất kỳ thay đổi hoặc chỉnh sửa nào có thể thực hiện trên file này.
Gỡ bỏ chế độ Read Only (chỉ được đọc) trong Excel là cách để có thể chỉnh sửa hay thực hiện bất kì thay đổi nào. Thao tác tắt chế độ Read Only trong File Excel sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc truy cập và thoải mái chỉnh sửa dữ liệu, đồng thời cùng góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng với ứng dụng Microsoft Excel.
1. Tắt bằng nút Enable Content
Cách này có thể xử lý nhanh chóng chế độ Read Only để thao tác trên file làm việc. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị tắt nhầm khi mở file.
Nếu bạn muốn “xử lý” chế độ Read Only một cách nhanh chóng nhất thì hãy để ý đến dòng thông báo Security Warning ở ngay phía dưới thanh công cụ. Bạn chỉ cần nhấn chọn nút Enable Content để cho phép chỉnh sửa là có thể sử dụng file và chỉnh sửa một cách bình thường.
2. Tắt chế độ Protected View
Có thể lưu file dưới dạng tên mới muốn đặt lại.
Bước 1: Tại giao diện màn hình chính Excel, chọn mục File > chọn Options.
Bước 2: Cửa sổ Options xuất hiện, chọn thẻ Trust Center > nhấn chuột chọn Trust Center Settings > nhấn OK.
Bước 3: Giao diện của mục Trust Center xuất hiện > bạn chọn Protected View > bạn bỏ tích tại cả 3 tùy chọn trong hộp thoại này > nhấn OK để gỡ bỏ hoàn toàn chế độ Read Only trong bảng tính.
3. Tắt thuộc tính Read-Only được thiết lập trong file
Cách tắt thuộc tính read only trong Properties của file này có thể Xử lý lỗi Read Only một cách nhanh chóng.
Bước 1: Tắt file nếu bạn đang mở. Sau đó, nhấn chuột phải vào file cần sửa > chọn Properties để mở hộp thoại.
Bước 2: Cửa sổ Properties xuất hiện, trong tab General > bạn bỏ tích tại ô Read-only trong phần Attributes > bạn nhấn Apply > nhấn nút OK để hoàn thành.
4. Sao chép dữ liệu sang file mới
Với cách này bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, đặt tên file theo văn phong cá nhân nhưng bạn cần phải thực hiện nhiều thao tác.
Bước 1: Trên giao diện màn hình của file Excel bạn vừa mở > Nhấn vào mũi tên nghiêng bên góc trái màn hình hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A để chọn tất cả dữ liệu > Nhấn chuột phải chọn Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C để sao chép dữ liệu.
Bước 2: Trên ngay giao diện Excel này, bạn chọn File > chọn New hoặc nhấn chọn tổ hợp phím Ctrl + N để mở một bảng tính mới.
Bước 3: Trên bảng tính mới bạn nhấn chuột phải vào mũi tên nghiêng bên góc trái màn hình và chọn Paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để dán dữ liệu vừa sao chép. Sau đó, Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu dữ liệu với tên bạn muốn đặt cho bảng tính.
5. Tạo một bản sao dữ liệu
Bước 1: Trên ngay giao diện File Excel đang mở > nhấn chọn File chọn Save As để mở hộp thoại > Chọn nơi để lưu bản sao.
Bước 2: Hộp thoại Save as xuất hiện > nhấn chọn Tools ở cuối hộp thoại > Chọn Generals Options.
Bước 3: Hộp thoại Generals Options xuất hiện , chỉ cần bỏ đánh dấu Read-only recommended > Sau đó nhấn OK > Nhấn Save là đã hoàn tất tạo một bản sao lưu dữ liệu.
Tham khảo các chủ đề có liên quan khác: